Cuối đời Đào Văn Trường

Năm 1960, ông chuyển sang dân sự, làm Phó bí thư Đảng ủy khu Gang thép Thái Nguyên, sau đó làm Ủy viên Ban biên tập Báo Nhân dân.[2]

Năm 1967, ông chuyển sang làm Phó trưởng ban Bảo đảm giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải. Tháng 3 năm 1975, ông làm Phó ban B, Chuyên viên bậc 7 thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.[2]

Tháng 6 năm 1979, ông nghỉ hưu.[2]

Năm 2004, theo ý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông trao tặng tấm bản đồ 1/25.000 từng dùng để hiệu chỉnh đường bắn pháo trong Chiến dịch Điện Biên phủ cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.[5]

Tháng 3 năm 2013, ông được trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng.[13] Những năm tháng cuối đời, ông sống ở căn nhà thuộc Khu đô thị Ciputra, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.[2]

Tháng 12 năm 2016, ông cho xuất bản quyển hồi ký Trọn thế kỷ, một cuộc đời với câu nói: Viết không phải về bản thân mà là để con cháu sau này biết thế hệ chúng tôi đã sống và chiến đấu như thế.

Ngày 8 tháng 4 năm 2017, ông qua đời tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, Hà Nội. An tán tại Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, Hà Nội.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đào Văn Trường http://baohagiang.vn/xa-hoi/201905/vi-sao-phao-bin... http://antgct.cand.com.vn/Nhan-vat/Tu-lenh-phao-bi... http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/1000_nam_thang_long... http://hoinguoicaotuoi.vn/c/trao-huy-hieu-75-nam-t... http://kinhtedothi.vn/vinh-biet-nguoi-dai-doan-tru... http://baodulich.net.vn/An-Toan-Khu-trong-chien-di... http://btlsqsvn.org.vn/Artifacts/bai-viet/chuyen-v... http://btlsqsvn.org.vn/DesktopModules/News.Display... http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=5... https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/dien-bien-ph...